LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG
"Mẹ thương con biển hồ lai láng

Con thương mẹ tính tháng tính ngày."


***

Tại ngôi nhà nhỏ ở ven biển, có ba mẹ con nhà bà Bảy, thằng con lớn tên Tuân và đứa con thứ tên Hà. Tuân năm nay mười bảy tuổi, Hà thì chỉ mới mười bốn, do nhà nghèo nên Tuân nghĩ học lúc mười lăm tuổi, ở nhà phụ mẹ ra biển đánh cá nuôi em Hà ăn học, ba Tuân mất vào một vụ tai nạn ở biển vào đúng hôm sinh nhật lần thứ mười ba của cậu. Vì vậy hai anh em Tuân rất thương mẹ, dù nhà nghèo nhưng bà Bảy không để cho Tuân và Hà phải thiếu thốn một cái gì hết, những dịp lễ hay tết, trong nhà có được cái gì là bà đem ra chợ đổi lấy quần áo đẹp cho hai anh em Tuân mặc, còn mình thì sao cũng được.

[Only registered and activated users can see links. ]
Gần xóm có mấy đứa con nít hay bắt nạt bé Hà, vì Hà rất yếu đuối, lại hay khóc nữa, nên Tuân lúc nào cũng kè kè bên Hà, hễ đứa nào mà đụng vào em gái cậu là cậu đánh cho nhừ tử. Vào hôm trời nắng gay gắt, Tuân và đám bạn bạn cùng lứa đang chơi bịt mắt bắt dê, thì thằng Tèo con ông Hai chạy từ đâu lại rủ cả đám đi coi đá bóng. Vì Tuân có máu đam mê đá bóng từ nhỏ nên vừa nghe bạn rủ là chạy theo ngay, bé Hà đuổi theo nhưng không kịp, đành lủi thủi về nhà mách mẹ:

"Mẹ ơi! Anh hai đi qua nhà anh Tèo coi đá bóng mà không cho con theo."

Nghe thấy giọng nói nũng nịu của Hà khiến bà ngưng lại việc vá cái lưới đánh cá, quay sang nhìn cô con gái thân yêu của mình và khẽ mỉm cười. Sau đó bà đứng dậy đi xuống bếp lấy mấy cái bịch nilong rồi bước ra chỗ đống rơm to bên nhà hàng xóm, lấy một ít nhồi vào bịch và cột lại. Xong rồi bà ngồi nắn nắn cho nó tròn lại, bé Hà thấy mẹ làm, vì hiếu kì nên em hỏi:

"Mẹ làm gì vậy ạ?"

"Mẹ đang làm một quả bóng cho bé Hà và anh Tuân chơi nè!" Bà mỉm cười.

Bé Hà nghe mẹ nói vậy thì vui mừng nhảy cẩng lên ôm cổ bà, hôn vào má bà một cái, rồi ngồi nhìn bà làm. Sau khi xong, bà đưa cho bé Hà, cô bé đứng ngắm qủa bóng mãi rồi cười toe toét, quả bóng không được tròn lắm nhưng bé rất thích và còn nghĩ những quả bóng ngoài chợ còn không đẹp bằng.

Đến trưa, khi Tuân vừa về đến nhà, bé Hà đã ôm qủa bóng ra khoe với anh. Nhưng Tuân không thèm nhìn mà đi thẳng vào nhà luôn, bà Bảy thấy vậy liền hỏi:

"Con sao vậy? Không phải con thích đá bóng lắm sao?" Bà nói rồi mỉm cười hiền dịu.

Tuân nhăn nhó rồi tỏ thái độ cọc cằn nói với bà:

"Mẹ xem, lũ bạn của con ngày mai chúng nó lên sài thành hết rồi kìa, chúng nói con lớn rồi mà không biết đi làm kiếm tiền, cứ suốt ngày ở nhà ăn bám mẹ. Mẹ kiếm tiền cho con đi, mai con đi chung với tụi nó luôn." Cậu nói mà như hét vào mặt bà.

Bà ngồi nhìn cậu con trai của mình, rồi nước mắt khẽ rơi. Bà đi lại gần cậu, xoa đầu cậu rồi nói:

"Được rồi, để chiều mẹ đi vay tiền cho con" Bà nghẹn ngào nói.

Bé Hà đứng đó và khóc ầm lên, nó không nghĩ rằng anh hai nó lại lớn tiếng với mẹ như vậy, nó biết là lên sài thành thế nào anh hai cũng hư người, nên chạy lại lay lay anh.

"Anh hai, đừng lên sài thành mà, ở đây với em và mẹ đi, hức...lên đó anh sẽ hư mất" Bé Hà vừa khóc vừa nói.

"Mày thì biết gì mà nói hả? Tao lên đó đi kiếm tiền về cho mày ăn học đó, mày biết không, biết không hả?" Cậu hét lên rồi hất mạnh bé Hà ra, bỏ vào phòng.

Bà Bảy chạy vội lại ôm bé Hà vào lòng, bà khóc, bé Hà cũng khóc.

Người anh trai yêu thương em gái, người con trai hiếu thảo với mẹ, đi đâu rồi, sao lại là một con người vì đua đòi mà quên đi mái ấm của mình. Bà Bảy ẳm bé Hà lên giường khi bé ngủ gục, rồi lủi thủi đi vay tiền.

Bà đi từ chiều đến tám giờ tối, mượn mãi mới được một triệu, vừa về đến nhà, bà đã thấy Tuân đứng ngay cửa chờ mình. Vừa thấy bà, cậu chạy ra đỡ bà vào nhà rồi hỏi dồn dập không để cho bà nghỉ.

"Sao rồi mẹ, được không? Lũ bạn con mới nói là mười hai giờ tối nay ra bến xe rồi đi luôn".

Bà rút tiền ra rồi đưa cho cậu, rồi nhìn cậu, bà đau lòng rớt nước mắt.

"Đây là một triệu...con lên đó, ráng làm ăn nha con...đừng có mà tập những cái xấu..." Bà nghẹn ngào nói không ra tiếng.

Cậu cầm tiền đút vội vào túi quần rồi đứng lên vào phòng xách balo ra, cậu đi thẳng ra ngoài, không chào bà lấy một câu. Bà kêu mãi mà cậu không nghe, bà chạy theo cậu rồi vấp ngã, bé Hà đứng núp ở góc nhà khóc, thấy mẹ té, bé chạy ra đỡ mẹ rồi gào lên.

"Anh quá đáng lắm, anh lo ham vui mà mẹ té anh cũng không lại đỡ mẹ, anh đã khác rồi, anh đua đòi vừa thôi".

Cậu như một người điếc, cứ cắm cúi chạy mãi. Trong vô thức, cậu rất muốn chạy lại đỡ bà, nhưng không hiểu sao, cậu không quay đầu lại được. Cứ thế chạy mãi chạy mãi ra đến bến xe, cậu leo lên xe ngồi cùng lũ bạn.

Còn về phía bà và bé Hà, sau khi đỡ bà đứng lên, bà vẫn khóc, không phải bà trách cậu, bà khóc vì lo cho cậu, lên đó là nơi đất khách quê người, không biết cậu ra sao và không biết có bị dân trên đó đánh không. Càng nghĩ bà càng buồn, nước mắt bà lại rơi, bé Hà ngồi kế bên thấy mẹ như vậy thì ôm bà và cũng khóc nấc lên.

***

Mới ngày nào đó thôi mà bây giờ bé Hà đã hai mươi tuổi rồi. Công việc hiện tại của Hà là giáo viên thực tập cho một trường ở trong thành phố, bà Bảy vẫn đánh cá nuôi cô. Sáng sớm tinh mơ cô đã vội vã chạy ra ngoài bắt xe để đến trường, dạy tới tối mù cô mới về nhà, bà Bảy giờ cũng có tuổi rồi, đã nhiều lần cô nói mẹ ở nhà đi, cô đi dạy cũng đủ tiền cho hai mẹ con rồi, nhưng bà nhất quyết không chịu, bà cứ nói bà đánh cá gửi tiền lên cho Tuân.

Hà chỉ biết nhìn mẹ, cô thấy anh hai của cô thật là bất hiếu, đi đã được sáu năm rồi mà không gọi điện, viết thư về nhà. Bà Bảy ngày đêm cứ nhìn ra phía cổng, chờ hình bóng của Tuân về, nhưng mãi vẫn không thấy, bà cảm giác như cậu không còn nhớ bà nữa, khóe mắt cay cay, bà lại khóc. Giọt nước mắt nhớ con và lo lắng cho con, đã sáu năm qua, cậu không viết thư về cho bà. Nhiều lúc bà nghĩ, có phải do cậu chán ghét cái cảnh nghèo nàn này rồi không? Hay vì cậu ham vui, vì đua đòi cho bằng bạn bè cùng lứa nên mới đi lên sài thành bỏ bà lại nơi này.

***

Không lâu sau bà ngã bệnh, Hà đưa bà lên bệnh viện tỉnh vì bà bị bệnh hiểm nghèo, khó qua khỏi. Trong cơn mê, bà luôn miệng gọi Tuân, bác sĩ nói:

"Bà cụ chắc hẳn đang nhớ ai, cô có thể gọi người đó về cho bà cụ gặp, may sao bệnh có tiến triển tốt."

Hà nghe xong thì chạy ngay về nhà, qua nhà ông Hai, nhờ ông gọi cho anh Tèo, bạn của Tuân, ông Hai đưa điện thoại cho Hà. Bên đầu dây bên kia có tiếng nhạc sập xình, Hà nói bằng chất giọng run run muốn khóc.

"Anh...Tèo hả, cho em gặp anh hai em đi, em Hà nè!"

"Tao đây, có chuyện gì không?"

Hà nghe thấy tiếng anh rồi, nhưng không phải mình anh, mà xung quanh còn có tiếng con gái, một ý nghĩ thoáng qua "không lẽ anh đang trong bar". Cô lấy lại bình tĩnh rồi kể cho Tuân nghe về bệnh tình của mẹ.

"Hai ơi, anh về đi, mẹ nhớ anh lắm đó, lúc mẹ hôn mê cũng gọi tên anh nữa" Hà vừa nói vừa khóc, nước mắt bù lu bù loa khiến ai nhìn vào cũng xót.

"Hai hay ba tháng nữa tao mới về, mày chăm sóc mẹ đi, tao cúp máy đây".

Nghe câu đó, Hà như bất động tại chỗ, người con hiếu thảo của mẹ đây sao? Cô lững thửng như người mất hồn quay về bệnh viện. Bóng dáng một người mẹ hiền nằm bất động trên giường, cô tiến nhanh về phía giường rồi ôm cánh tay của bà, khuôn mặt bà xanh xao trông thấy rõ, bàn tay tảo tần nuôi hai anh em cô khôn lớn, giờ đây gầy trơ xương, nắm vào có cảm giác như là một khúc gỗ vậy. Cô ngồi nhìn mẹ, cả khi ngủ, nước mắt bà vẫn rơi, cô hứa với bản thân sẽ làm cho mẹ đừng mong nhớ anh hai nữa, vì cô sợ, mẹ sẽ không chịu được mà bệnh cũng không giảm.

Bà Bảy là người sống có tình có nghĩa với láng giềng, nên khoảng thời gian hai tháng bà nằm viện, mọi người trong xóm hay qua qua lại lại chăm sóc bà hộ cô, vì cô phải đi dạy nữa. Khổ nhất chỉ có thím Năm, sáng nào cũng lặn lội lên xã để đem cháo cho bà ăn. Khoảng hai tuần nữa bà được suất viện nên Hà xin nghỉ dạy để ở lại chăm sóc bà.

Nhưng chưa đến ngày suất viện, Hà đã xin cho bà về nhà sớm hơn dự định, sức khoẻ của bà vẫn chưa được ổn lắm, nhưng vì trong nhà đã hết tiền, mà tiền viện phí trên bệnh viện tỉnh lại cao nên Hà xin cho bà về nhà rồi uống thuốc theo bác sĩ kê đơn. Trong suốt thời gian nằm trên giường bệnh, bà luôn miệng gọi Tuân, bà mong mỏi cậu trở về, mặc dù bệnh nhưng ánh mắt của bà vẫn nhìn ra khung cửa sổ.

Bà mong con trai bà ở trước mặt, được ôm nó vào lòng, chăm sóc nó như lúc nhỏ. Bà muốn được nghe thấy tiếng của cậu gọi bà khi em Hà bị bạn đánh, bà muốn được nghe những lời khen từ cậu, món ăn của mẹ hôm nay ngon quá. Nỗi nhớ con trai khiến bệnh tình của bà ngày càng xấu đi, Hà chỉ biết ngồi khóc khi nghe bà luôn miệng nói "Mẹ không qua khỏi rồi Tuân ơi, con về gặp mẹ đi".

Cứ ngày nối ngày trôi qua, bệnh của bà đã xấu nay càng xấu hơn, khi ngủ, bà cũng gọi Tuân. Mong chờ mãi không thấy cậu về, niềm khát khao muốn gặp con như gặm nhấm sức khỏe của bà. Bà mong hiện tại bây giờ cậu đang đứng ngay đây, mỉm cười với bà, chỉ cần như vậy thôi bà cũng cảm thấy vui và an lòng nhắm mắt. Mong mỏi mãi vẫn chỉ là một khoảng không trước mặt, sức chống cự lại căn bệnh hiểm nghèo đã tuyệt vọng. Bà đã mất vào tối hôm đó, trời mưa, một cơn mưa kinh hoàng, trước lúc nhắm mắt, bà vẫn gọi tên cậu.

Không hiểu lí do tại sao hôm nay trời lại mưa to đến vậy, một cơn mưa như trút nước. Thím Năm cầm thuốc đem qua cho bà uống như mọi hôm, chén thuốc trên tay thím rơi xuống nền gạch vỡ nát. Bàn tay run run khẽ ôm trầm lấy Hà, cô bé tội nghiệp. Thím lấy diện thoại gọi cho Tuân, thím kể cho cậu nghe và báo tin mẹ cậu đã mất. Khi nghe thím nói, chân tay cậu bủn rủn, cái điện thoại trên tay rớt xuống, mặc kệ ngoài kia đang mưa, cơn mưa như thầm trách cậu sao quá vô tâm, mẹ bệnh nhưng không về thăm, cậu chạy nhanh ra bến xe, bây giờ cậu chỉ mong về nhà nhanh một chút để được nhìn thấy mẹ.

Trên xe, cậu đã tự trách mình, tại sao lại đối sử với mẹ như vậy, mẹ đã nhọc nhằn nuôi cậu ăn học và lớn khôn, khi cậu muốn cái gì mẹ cũng đều chiều cậu mặc dù nhà rất nghèo, vậy mà khi lên thành phố, cậu mãi ham vui mà quên đi người mẹ hiền ở quê nhà. Bây giờ cậu chỉ muốn có hai từ giá như, giá như lần trước Hà gọi, cậu nên về, giá như hồi đó cậu không đua đòi theo bạn bè. Nhưng giờ nói cũng có được gì nữa đâu, vẫn chỉ còn lại hai từ giá như. Bây giờ có hối hận về lỗi lầm của mình cũng muộn rồi.

Vừa về đến nơi Tuân bỗng nhìn thấy bóng người quen thuộc nằm bất động trên giường, còn đứa em gái thì đang nằm khóc nức nở... Cậu vội vàng chạy tới quỳ xuống ôm chầm lấy mẹ, nước mắt bắt đầu tuôn rơi. Hà đứng lên nắm lấy tay cậu lay lay, miệng luôn nói:

"Tại anh, tất cả là tại anh hết. Anh có biết mẹ nhớ anh như thế nào không, hả? Mẹ nhớ anh đến nổi, trong cơn mê mẹ còn gọi tên anh, và trước lúc nhắm mắt mẹ vẫn gọi tên anh đó anh biết không? Em có điện thoại kêu anh về rồi mà, lúc đó nếu anh về, có thể bệnh của mẹ sẽ tiến triển đó, tại sao? Tại sao lại không về, tại sao vậy...huhu"

Cậu càng khóc to hơn khi em gái luôn nói lỗi tại mình, nếu mà lúc đó cậu về thì mẹ sẽ không phải nằm đây sao? Trời ơi, lỗi tại cậu sao?

"Mẹ...con về rồi nè, mở mắt ra đi mẹ ơi... Mẹ!". Cậu gào thét trong cơn mưa.

***

Sáng sớm ngày mai, hai anh em và mọi người đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng, trong ngày hôm đó, Hà đã ngất lên ngất xuống, một mực không chịu cho người ta đem mẹ đi. Sau khi chôn cất bà, Tuân ngày càng trở nên mặc cảm, miệng thì luôn nói lỗi tại mình. Ngày ngày cứ như người mất hồn, cứ ra bờ biển ngồi đó mấy tiếng đồng hồ mới chịu vào nhà, hôm nay cũng không ngoại lệ, nhưng hôm nay cậu tâm sự với biển.

"Mẹ à! Con muốn nói một lời xin lỗi, dù biết đã muộn rồi nhưng con vẫn muốn nói, con xin lỗi mẹ, con nợ mẹ, mẹ ở nơi đó tha lỗi cho thằng con bất hiếu này nhe mẹ, con sẽ thay mẹ chăm sóc em Hà. Mà mẹ ơi, con quyết định rồi, tuần sau con sẽ dẫn em Hà lên sài thành, con sẽ kiếm tiền nuôi em và sẽ xin cho em vào một trường tư để dạy học, mẹ đừng lo nhé".

"Con xin lỗi!".

"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không."